Làng cổ Phước Tích Huế

Làng cổ Phước Tích – Thừa Thiên Huế. Ngôi làng cổ thứ hai của Việt Nam. Nếu như làng Việt cổ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) mang dáng dấp đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ, thì làng Phước Tích xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế lại còn khá nguyên vẹn những yếu tố gốc của làng cổ vùng văn hóa Huế và miền Trung. Đây là ngôi làng thứ 2 của Việt Nam được Bộ VH-TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Lễ công bố quyết định quan trọng này diễn ra song song với “Festival nghề truyền thống Huế – 2009” (ngày 13/06), mở ra cơ hội phát triển mới cho làng cổ Phước Tích.

Tọa lạc trên ranh giới tỉnh hiện nay giữa Quảng Trị và Thừa Thiên, nằm cách trung tâm Huế khoảng chừng 45 cây số, làng Phước Tích nép mình bên dòng Ô Lâu hiền hoà bốn mùa trong xanh. Vị thế ngôi làng đã là gợi ý cho nhiều hình ảnh ví von sống động, mà “chiếc túi rút” hay “cái hầu bao” là một trong những hình ảnh để nói lên sự giàu có của ngôi làng này trong một thời kỳ lịch sử. Khác với những ngôi làng khác ở vùng miền Trung gió Lào cát trắng, cái làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của Phước Tích chính là vẻ đẹp hiền hoà, bình yên của những ngôi nhà cổ đã trên trăm năm tuổi và nghề làm gốm vốn đã trở thành thương hiệu của mảnh đất này.

Hiện nay làng Phước Tích có 117 nóc nhà và 452 nhân khẩu. Nét đặc trưng chủ yếu và cũng là nét đặc sắc nhất của làng là quy hoạch không gian kiến trúc, được tổ hợp bằng các nhà vườn truyền thống, bố cục theo ba xóm gắn bó với nhau. Hệ thống đường sá, cây xanh nối liền với nhau một cách tự nhiên và sinh động của một vùng sinh thái độc đáo, kết hợp hài hòa giữa trời, đất và con người.

Giữa các khuôn viên của ngôi nhà không ngăn cách bằng hàng rào kín (bằng gạch xây hoặc gạch mộc hay tường trình) và có cổng, mà bằng các hàng rào hở bằng cây chè tàu, uốn lượn theo trục đường làng, ngõ xóm và lối đi vào từng nhà. Tất cả tạo nên sự hấp dẫn kỳ lạ đối với môi trường sinh sống làm cho con người gắn bó với cảnh quan thiên nhiên.Ðiều đó vừa chứa đựng triết lý nhân bản sâu sắc vừa mang tính sáng tạo độc đáo của con người, nhằm tổ chức một không gian sống lý tưởng cho cộng đồng cư dân từ thời xa xưa còn tồn tại đến ngày nay.

Với cấu trúc và tổ chức không gian được coi là điển hình cho mô hình cư trú nơi thôn quê của người Việt ở vùng Bắc Trung Bộ, làng Phước Tích đang ngày càng thu hút nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước. GS GS Hiromichi Tomoda – người phụ trách dự án “Hỗ trợ phát huy vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững ở VN thông qua du lịch di sản” – dự án điều tra tổng hợp về làng cổ Phước Tích, cho biết: làng Phước Tích hiện còn 24 ngôi nhà cổ có giá trị, trong đó nhà cổ nhất dựng năm 1850, kế đến là nhà dựng năm 1870. Tất cả đều xây dựng trên khu vực cao 3,5m so với mực nước biển, độ cao vừa đủ để ít chịu ảnh hưởng bởi các trận lụt hằng năm. Mọi ngôi nhà cổ đều nằm trong một khu vườn rộng xanh mướt bao quanh. Đây chính là những giá trị tiềm ẩn cần được đầu tư khai thác nhằm phát triển thế mạnh du lịch của vùng đất này.

Làng cổ Phước Tích còn được biết đến với sản phẩm gốm cổ truyền vốn từ lâu đã trở thành thương hiệuTrước đây, gốm Phước Tích còn trở thành một sản phẩm đặc biệt cống nạp cho các triều đại nhà Nguyễn để nấu cơm cho vua ăn. Ngày nay, Trải qua nhiều thời kỳ, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong cuộc sống của người dân quê hương cũng như ở khắp các vùng của miền đất Thuận Hóa.

Mới đây, Nhằm giới thiệu, quảng bá nét hương xưa ở ngôi làng cổ độc đáo này, Tổ chức JICA phối hợp với Đại học Nữ Chiêu Hòa (Nhật Bản) đã hỗ trợ và đào tạo nghề cho 20 người dân Phước Tích duy trì nghề gốm bằng cách sản xuất các sản phẩm, mẫu mã mới dựa trên kỹ thuật truyền thống để giới thiệu tại Festival Huế 2012.

Ngoài ra còn có hàng chục các đình, chùa, miếu, đền thờ, như đình làng Trung, chùa Phước Bửu, miếu Cây Thị, miếu Ðôi, miếu Quang Tế (thờ Yoni va Linga của người Chăm) và các miếu Âm hồn, Con Cọp, Bà Giang (người Chăm), đền Văn Thánh… Miếu Ðôi thờ người khai canh Hoàng Minh Hùng được phong làm Thần Hoàng của làng. Tất cả mang đậm nét tâm linh của cư dân làng cổ tiêu biểu của Việt Nam.

Mặt khác, do ở cạnh làng mộc cổ truyền Mỹ Xuyên, nên Phước Tích được thừa hưởng nghệ thuật độc đáo của điêu khắc kiến trúc, chạm trổ trên các bộ khung gỗ của ngôi nhà, càng làm đậm nét tính chất dân gian mang đầy đủ bản sắc.

Nằm ở ranh giới giữa Huế và Quảng Trị, nơi có con sông Ô Lâu xanh ngắt hiền hòa, Phước Tích là điểm dừng chân yên bình cho du khách thập phương tại Festival Huế 2012. Theo tin từ Trung tâm Festival Huế, làng cổ Phước Tích, thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền là một trong những điểm đến của tour du lịch “Hương xưa làng cổ” tại Festival Huế 2012.

Sản phẩm gốm của làng cổ Phước Tích
Sản phẩm gốm của làng cổ Phước Tích
Bản đồ về Làng Phước Tích Huế
Bản đồ về Làng Phước Tích Huế
Làng cổ Phước Tích nằm giáp ranh với Quảng Trị, dọc theo dòng sông Ô Lâu hiền hòa ... 
Làng cổ Phước Tích nằm giáp ranh với Quảng Trị, dọc theo dòng sông Ô Lâu hiền hòa … 
Dòng sông Ô Lâu hiền hòa
Dòng sông Ô Lâu hiền hòa

 
Hai hàng chè ven ngõ dẫn vào một ngôi nhà rường, nét đặc trưng ở Phước Tích.
Hai hàng chè ven ngõ dẫn vào một ngôi nhà rường, nét đặc trưng ở Phước Tích.
Đình làng Phước Tích
Đình làng Phước Tích

Theo lời báo chí nhan nhãn khắp internet đồn đại rằng: ” Làng cổ Phước Tích thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh Tông, được đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn của cả nước. Kết quả điều tra bước đầu cho biết trong số 117 ngôi nhà của làng Phước Tích hiện còn 27 ngôi nhà rường – vườn truyền thống, trong đó có 12 ngôi nhà có giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.

Không những vậy, làng còn có hàng loạt hệ giá trị văn hóa được xem là đầy đủ, độc đáo và hiếm hoi. Cụ thể như: hệ thống thiết chế kiến trúc văn hóa tín ngưỡng như đình, chùa; hệ thống nhà thờ họ, đền, miếu, am…; cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan xóm làng nhuần nhị, xanh tươi ngút ngàn; đặc biệt là không gian và văn hóa sống cộng đồng đặc trưng, thuần khiết của làng quê Việt còn được tiếp tục bảo tồn, duy trì tại làng… ”

Những ngôi nhà này nằm rải rác khắp làng, đặc biệt là đều hướng về phía sông
Những ngôi nhà này nằm rải rác khắp làng, đặc biệt là đều hướng về phía sông
Một trong số các bến dọc đường đi
Một trong số các bến dọc đường đi

Tại mỗi bến đều được tạc lại số năm xây dựng. Nghe đồn mấy cái bến này rất linh thiêng và đều có đền thờ. Người dân ở đây thường ra đây để làm lễ cúng, bái. Ngoài nhà rường cổ ra, ở đây có rất nhiều nhà thờ họ, tộc

Lò gốm cũng được đặt cạnh sông, gió thổi mát lồng lộng ... một khung cảnh rất hài hòa, bình yên:
Lò gốm cũng được đặt cạnh sông, gió thổi mát lồng lộng … một khung cảnh rất hài hòa, bình yên:

 

Lò nung gốm
Lò nung gốm

 

Một trong những sản phẩm Gốm từ làng cổ Phước Tích - Huế
Một trong những sản phẩm Gốm từ làng cổ Phước Tích – Huế

 


Cái bàn để làm gốm cổ xưa, bây giờ người ta toàn dùng điện, không xoay như lúc trước nữa
Thường ngày ở đây luôn có thầy để hướng dẫn cho những ai muốn học hỏi cách làm gốm, rất nhộn nhịp và thú vị.

Một lò Gốm củ
Một lò Gốm củ
Theo lời các học trò gốm ở đây, nghề gốm có rất nhiều điều hay ho, ko chỉ là một nghề, một loại nghê thuật mà còn là một liệu pháp tốt để thư giãn. Con người một khi đã đắm mình cho một tác phẩm nào đó, thì có nghĩa là họ đang phiêu thật sự trong thế giới của nghệ thuật tạo hình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *